ĐỌC BÁO ĐẦU NGÀY – 17/08/2021

🔶 1- Chỉ số Dow Jones và S&P 500 tiếp tục ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục mới vào ngày thứ Hai (16/8), trước khi các báo cáo lợi nhuận lớn trong ngành bán lẻ công bố trong tuần này.
Chỉ số S&P 500 hiện đã tăng gấp đôi so với mức đóng cửa thấp nhất trong đại dịch Covid-19 vào ngày 23/3/2020. Đà leo dốc 100% là thị trường tăng giá gấp đôi nhanh nhất từ mức mức đáy kể từ Thế chiến thứ II, theo phân tích của CNBC về dữ liệu S&P 500 Global.
🔶 2- Ngày 10-8, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói chi tiêu công 1.000 tỷ USD. Gói chi tiêu này có thể giúp thúc đẩy năng suất của nền kinh tế, giúp Mỹ quay lại chu kỳ kinh tế mở rộng dài hơn; kích thích Anh, EU, Nhật Bản và cả Trung Quốc đẩy nhanh các gói kích thích kinh tế đã được thông qua của mình.
Với tỷ lệ 69 phiếu thuận, 30 phiếu chống và 1 phiếu trắng, 19 thượng nghị sĩ Cộng hòa đã đứng chung với 50 người của phe Dân chủ để thông qua gói chi tiêu này. Truyền thông nước ngoài xem đây là một “chiến thắng” về mặt chính trị cho Tổng thống Mỹ Biden và Đảng Dân chủ của ông.
Về mặt kinh tế, đây là bước đi được nhiều nhà kinh tế và thị trường tài chính hoan nghênh. Hàng trăm tỷ USD sẽ được đổ vào cải thiện hạ tầng đang lạc hậu của Mỹ (so với những hạ tầng đẹp và hiện đại Trung Quốc vừa xây dựng sau này). Gói chi tiêu này dự kiến chi 550 tỷ USD trong vòng 5 năm tới cho các khoản đầu tư nâng cấp cầu, đường, sân bay và đường xe lửa. Ngoài ra, hạ tầng điện, nước sạch và internet băng thông rộng cũng sẽ được nâng cấp.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính những khoản chi này sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm 256 tỷ USD trong thập niên tới. Những người thiết kế gói chi tiêu này, cho rằng con số sẽ thấp hơn vì có thể dùng nhiều nguồn khác để bù đắp, bao gồm các khoản tăng thuế, chẳng hạn thu thêm 30 tỷ tiền thuế từ nhà đầu tư tiền mã hóa và sử dụng 200 tỷ USD tiền cứu trợ Covid chưa sử dụng để bù đắp các nhu cầu chi tiêu này. Nhưng tóm lại chắc chắn ngân sách sẽ phải thâm hụt cao hơn.
🔶 3- Trong tuần 09 – 13/08, thị trường hồi phục mạnh về mặt thanh khoản. Trong đó, nhóm xây dựng, vật liệu xây dựng là nhóm hút tiền mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, bất động sản vừa và nhỏ cùng ngân hàng là 2 nhóm bị rút tiền.
Tuần giao dịch 09 – 13/08, VN-Index chốt ở mức 1,357.05 điểm, tăng 1.16% so với tuần trước. Giá trị giao dịch bình quân sàn HOSE đạt hơn 23.8 ngàn tỷ đồng/phiên, tăng 14.2% so với tuần trước. Còn trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng hơn 3.5% lên mức 336.96 điểm. Giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 3.8 ngàn tỷ đồng/phiên, tăng gần 14% so với tuần trước.
🔶 4- Ngày 16/08, Tập đoàn Vingroup đăng ký bán 100.48 triệu cổ phiếu Vinhomes, tương đương 3% cổ phần, trong khoảng thời gian 19/08-17/09. Phương thức giao dịch có thể là khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Hiện tại, Vingroup đang sở hữu 2.33 tỷ cổ phiếu VHM, chiếm tỷ lệ 69.66% cổ phần tại Vinhomes. Sau giao dịch trên, tỷ lệ sở hữu của Vingroup sẽ giảm xuống 66.66%.
Thông tin trên được đưa ra ngay sau khi giá cổ phiếu VHM chứng kiến chuỗi tăng kéo dài trong hơn 1 năm, đồng thời xác lập kỷ lục 120,000 đồng/cp tại cuối phiên ngày 13/08. Với mức giá này, gã khổng lồ đa ngành Vingroup có thể thu về hơn 12,000 tỷ đồng.
🔶 5- Daiwa Securities Group Inc – cổ đông lớn nhất tại CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) vừa đăng ký bán ra 15.3 triệu từ ngày 18/08-16/09.
Daiwa Securities đang là cổ đông lớn nhất tại SSI với sở hữu trên 118 triệu cp tương đương 18% vốn.
Nhằm mục đích tài chính, Daiwa Securities vừa đăng ký bán 15.3 triệu cp, dự kiến hạ sở hữu xuống mức gần 103 triệu cp tương đương 15.67% vốn tại SSI. Chiếu theo giá 61,400 đồng vào đầu phiên 16/08, ước tính cổ đông này có thể thu về khoảng 939 tỷ đồng nếu thương vụ hoàn tất trọn vẹn.
🔶 6- Theo Báo cáo triển vọng ngành 6 tháng cuối năm của CTCK Rồng Việt (VDSC), động lực tăng trưởng cho ngành ngân hàng đến từ tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn), thu nhập ngoài lãi và tiết giảm chi phí.
🔶 7- Đợt bùng phát dịch Covid-19 biến chủng Delta tại châu Á đang làm trầm trọng thêm sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng ở khắp khu vực cung ứng hàng sản xuất lớn nhất thế giới.
Trong các đợt bùng phát dịch trước, châu Á kiểm soát tốt hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, lần này lại khác. Biến chủng Delta với đặc tính lây nhiễm nhanh đã đẩy mọi thứ vào tình cảnh hỗn loạn, từ cảng biển cho tới nhà máy, tại các quốc gia từng kiểm soát dịch bệnh thành công nhất.
Những rắc rối tại châu Á – nơi chiếm 42% giá trị xuất khẩu trên toàn cầu, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc (UN) – có thể gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng ngay khi các công ty đẩy mạnh nhập hàng chuẩn bị cho dịp Giáng sinh và mùa mua sắm.
Như các đợt bùng phát dịch trước đây, các vấn đề khởi nguồn từ các cảng biển châu Á có thể lan truyền một cách chậm rãi, sau đó gây trì hoãn ở những nơi như Los Angeles hoặc Rotterdam và đẩy giá hàng hóa lên cao hơn cho người tiêu dùng.
Tình cảnh khó khăn hiện tại kéo dài một năm ác mộng cho các nhà xuất khẩu, với chi phí vận tải cao ngất ngưỡng vì thiếu container rỗng. Khó khăn của nhà xuất khẩu còn đến từ việc nguyên vật liệu thô như thiết bị bán dẫn trở nên đắt đỏ và khó tìm nguồn nhập hàng giữa lúc nhu cầu tăng nóng.
“Biến chủng Delta nhiều khả năng gây gián đoạn nghiêm trọng tới thương mại châu Á”, Deborah Elms, Giám đốc điều hành tại Trung tâm Thương mại châu Á (ATC) ở Singapore, cho hay. “Hầu hết các thị trường vẫn còn kiểm soát tốt Covid-19, đó là điều may mắn. Nhưng khi dịch tiếp tục lây lan, chuỗi ngày may mắn có thể chấm dứt ở một vài quốc gia”
Mặc dù Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan chiếm tổng cộng 5.7% xuất khẩu toàn cầu, nhưng hoạt động sản xuất tại các nước này có thể ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế lớn hơn như Mỹ và Trung Quốc, nhất là thiết bị điện tử, theo Natixis.
Mới đây, 90 CEO của các nhãn hàng hàng đầu Mỹ kiến nghị Tổng thống Joe Biden tăng tốc viện trợ vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam. Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong thư gửi Tổng thống Joe Binden, CEO các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, VF, Under Amour… nhấn mạnh Việt Nam là một đối tác kinh tế và chuỗi cung ứng quan trọng của Mỹ.
Trong khi đó, Trung Quốc nhập khẩu 38% máy móc xử lý dữ liệu và 29% thiết bị viễn thông từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan, trong khi Mỹ cũng nhập 50% thiết bị bán dẫn từ 5 quốc gia này.
Tác động còn lan sang các trung tâm xuất khẩu Nhật Bản và Hàn Quốc. Chẳng hạn, Samsung Electronics tháng trước cho biết doanh thu từ mảng điện thoại thông minh bị tác động bởi dịch bệnh ở Việt Nam.
#winvn30 #dautuphaisinh #phaisinh
—
🔰 HÃY LIÊN HỆ VỚI NHÀ WINVN30 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TẬN TÂM
❤️ ĐÀO TẠO & TƯ VẤN ĐẦU TƯ PHÁI SINH WINVN30
💌 Mở tài khoản trực tuyến trong 3 phút: https://bit.ly/mo_tai_khoan_winvn30
💌 Kênh tư vấn dành cho người mới bắt đầu: https://t.me/winvn30_kenhthaoluan
☎️ Ms Phụng: 090. 288. 2912 – Ms Trang: 0869.192.109 – Mr Duy: 0397. 116. 668
Thảo luận